Tin tức - Bài viết

Tiểu sử Nguyễn Đức Thuận – Nhà văn, nhà Cách mạng ưu tú

Nguyễn Đức Thuận tên khai sinh là Bùi Phong Tư, là một nhà hoạt động Cách mạng Việt Nam lỗi lạc, bên cạnh đó ông còn là một nhà văn. Tác phẩm tiêu biểu của ông chính là cuốn tự truyện “Bất khuất”. Ông từng giữ nhiều vị trí quan trọng trong bộ máy Đảng Cộng sản Việt Nam và có những đóng góp đáng kể cho phong trào Cách mạng Việt Nam.

1. Xuất thân của Nguyễn Đức Thuận

Tiểu Sử Nguyễn Đức Thuận - Nhà Văn, Nhà Cách Mạng Ưu Tú
Tiểu Sử Nguyễn Đức Thuận – Nhà Văn, Nhà Cách Mạng Ưu Tú

Nguyễn Đức Thuận, còn được gọi với cái tên là Tư Móm. Ông sinh năm 1916, tại làng Bản Ngũ, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Với xuất thân là một công nhân, ông đã tham gia vào phong trào thợ thuyền tại Hà Nội từ năm 1936 và gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương vào năm 1937.

2. Hành trình Cách mạng của Nguyễn Đức Thuận

Hành trình Cách mạng của Nguyễn Đức Thuận
Hành trình Cách mạng của Nguyễn Đức Thuận

Trong sự nghiệp Cách mạng của mình, Nguyễn Đức Thuận đã trải qua các giai đoạn nổi bật như sau:

  • 1936: Tham gia phong trào thợ thuyền ở Hà Nội.

  • 1937:  Tiếp tục gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương.

  • 1940: Trở thành ủy viên Thành ủy Hà Nội. Cuối năm này, ông bị bắt và kết án 15 năm khổ sai, bị đày lên nhà tù Sơn La và sau đó là Côn Đảo.

  • 1945: Sau khi được trả tự do, ông giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Thủ Dầu Một (nay là thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương).

  • 1947: Được bổ nhiệm làm Phó Bí thư Xứ ủy Nam Bộ.

  • 1956: Bị chính quyền Ngô Đình Diệm bắt cùng với các đồng chí Trần Quốc Thảo và Hoàng Dư Khương, và bị đày ra Côn Đảo lần thứ hai.

3. Sau khi đất nước thống nhất

Sau khi đất nước thống nhất vào năm 1975, Nguyễn Đức Thuận tiếp tục có những đóng góp cho sự phát triển của Việt Nam. Tiêu biểu qua các cột mốc:

  • 1976: Trở thành Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Tổng Công đoàn Việt Nam (nay là Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam).

  • 1983 đến 1987: Tại Đại hội lần thứ V Tổng Công đoàn Việt Nam, ông được bầu giữ chức Chủ tịch và sau đó kiêm Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Nhà nước.

  • Ông cũng là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam và đại biểu Quốc hội qua các khóa IV, V, VI, VII.

  • 1985: Ông mất tại Hà Nội, ở tuổi 69.

3. Về tác phẩm nổi bật trong sự nghiệp của ông: Bất Khuất

Tác phẩm nổi bật trong sự nghiệp của ông: Bất Khuất
Tác phẩm nổi bật trong sự nghiệp của ông: Bất Khuất

Là tác giả của cuốn tự truyện nổi tiếng “Bất khuất”. Nội dung cuốn sách mô tả lại toàn bộ quá trình ông bị bắt và chịu tù đày bởi chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Sau này cuốn sách được dịch ra nhiều thứ tiếng để phát hành tại nước ngoài. Tuy nhiên trong cuốn hồi ký Đèn cù, tác giả Trần Đĩnh lại cho rằng ông là người chấp bút tác phẩm này.

4. Những giải thưởng cao quý ông đạt được

  • Huân chương Hồ Chí Minh

  • Huân chương Kháng chiến chống Pháp và huân chương chống Mỹ hạng Nhất

  • Danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân (truy tặng năm 2008)

Tên ông cũng được đặt cho nhiều con đường tại Hà Nội, Bình Dương và Lai Châu nhằm vinh danh những đóng góp lớn lao của ông cho Đất nước.

Nguyễn Đức Thuận là một tấm gương sáng ngời về tinh thần yêu nước, sự kiên định và sự quả cảm sáng ngời của người chiến sĩ Cách mạng. Những cống hiến của ông không chỉ góp phần vào sự nghiệp giải phóng dân tộc mà còn để lại di sản văn hóa, lịch sử quý báu cho các thế hệ sau học hỏi.

Xem thêm các bài viết về tiểu sử, sự nghiệp của các Chính trị gia, người nổi tiếng tại: celebrity.info.vn/

Xem thêm:

Nguyễn Văn Tuấn nhà khoa học đại tài của nền y học Việt Nam

Tiểu sử: Đỗ Quang Hiển – Chủ Tịch Ngân Hàng SHB

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *