Mới đây trong một bài chia sẻ của mình, ông Trần Bá Dương – Chủ tịch của THACO đã đưa ra những quan điểm về vấn đề “gia công” tại Việt Nam: Muốn trở nên vĩ đại, hãy bắt đầu từ gia công.
1. Ông Trần Bá Dương chia sẻ quan điểm của ông về: Hành trình từ gia công…tới tự chủ công nghiệp
Theo ông Trần Bá Dương, gia công chính là bước đệm đầu tiên cho sự phát triển và đổi mới của nền công nghiệp. Bắt đầu từ những ngành đơn giản như may mặc, gỗ, đến nay chúng ta đã vươn lên sản xuất linh kiện điện tử, linh kiện ô tô, minh chứng cho sự thay đổi và tiến bộ vượt bậc.
Xây dựng nền công nghiệp tự chủ là khát vọng chung của nhiều thế hệ lãnh đạo Đảng và Nhà nước, cũng như khát khao của bản thân ông Dương. Tuy nhiên, quy luật chung của thế giới là đi từ thương mại, bán hàng, sau đó mới đến nội địa hóa, và gia công chính là bước khởi đầu cho hành trình này.
Lĩnh vực gia công mang lại giá trị lớn nhất chính là gia công cơ khí và sản xuất linh phụ kiện cơ khí. Hàn Quốc, Đài Loan là những ví dụ điển hình cho thấy sự phát triển mạnh mẽ từ điểm khởi đầu là gia công. Nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp bằng việc gia công các sản phẩm nhỏ, nhưng nhờ nền tảng đó đã từng bước vươn lên thành tập đoàn đa quốc gia, như Foxconn.
2. Nhận định của Chủ tịch Trần Bá Dương về cơ hội và sự dịch chuyển sản xuất
Nhận định về xu hướng dịch chuyển sản xuất toàn cầu, ông Trần Bá Dương, Chủ tịch HĐQT THACO, cho rằng đây là cơ hội vàng cho Việt Nam, đặc biệt là ngành cơ khí. Khi các nước tiên tiến tập trung vào sản xuất chip bán dẫn, ngành cơ khí sẽ dần được chuyển giao sang những quốc gia có đủ điều kiện, và Việt Nam hoàn toàn có thể nắm bắt cơ hội này.
Với kinh nghiệm dày dặn trong lĩnh vực sản xuất linh phụ kiện ô tô, Chủ tịch THACO Trần Bá Dương khẳng định năng lực và tiềm năng của mình. Việc được phép đặt tên thương hiệu cho xe KIA sản xuất tại Việt Nam là minh chứng cho sự uy tín và chất lượng sản phẩm của THACO.
Tuy nhiên, để vươn lên trong chuỗi giá trị toàn cầu, Việt Nam cần từng bước xây dựng nền tảng vững chắc. Thay vì “nhảy vọt”, chúng ta cần bắt đầu từ những bước chân đầu tiên, từ gia công đến sản xuất, từng bước tích lũy kinh nghiệm và nâng cao năng lực.
Khởi nghiệp trong lĩnh vực cơ khí, công nghiệp hỗ trợ, hay thậm chí bắt đầu từ việc sản xuất những vật dụng thiết yếu trong đời sống, là những bước khởi đầu thiết thực và dễ dàng nhất để Việt Nam tham gia vào “cuộc chơi” mới của nền sản xuất toàn cầu.
3. Kết luận
Gia công là bước tất yếu để đẩy mạnh sản xuất nội địa của bất kỳ quốc gia nào. Việt Nam chúng ta cũng không nằm ngoài quy luật đó. Theo ông Trần Bá Dương, muốn có bước tiến nhảy vọt, không còn cách nào khác là học hỏi những cái hay, cái mạnh của các quốc gia đi trước để tạo tiền đề tiến bước theo.
Thuận theo sự dịch chuyển sản xuất, Việt Nam và các nước đang phát triển cần nắm bắt được thế mạnh và đẩy nhanh quá trình hỏi hỏi kinh nghiệm để phát triển nhanh hơn ở những giai đoạn tiếp theo của quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước!
Xem thêm: Chủ tịch tập đoàn HAGL Đoàn Nguyên Đức khởi nghiệp từ xưởng mộc